• Year: 2014
• Type of project: Hospitality Architecture
I love Japan, their mindset, their lifestyle, and their architecture. I love how all the notions are minimized and hidden in everything that exists around Japanese’s world. It is an expressive and vivid spiritual world. Behind things that seem to be simple are layers of complicated and respectful thinking.
There were days I only spent on reading about Japanese projects, finding ways to understand the layers of implications behind their construction.
It is our luck to be offered the chance to design the Kamakura project right on our country. It is a Japanese coffee shop where you can find foods and beverages in traditional Japanese culture which is run by a Japanese who became our friend later on. I still remember the time when I first met Takayuki, the owner, a tall, skinny and good-natured guy. He asked me, in Japanese, through his interpreter, if I knew anything about Japanese culture. I told him I had been studying about both Japanese culture and architecture recently. Then he suggested that if I was interested in creating a pure Japanese coffee shop, he could help to bring me the decorations from Japan to support our project. After being considered for a while, my answer was: yes and no.
I said I am really interested in his idea, sincerely I do respect Japanese culture. It is real rich and beautiful. I thought working with Japanese people would be a precious experience for our group. However, I also thought that creating a pure Japanese coffee shop might not be a good solution in this case. A friendly place with some reminders about Japan is more suitable. Japanese people prefer staying close to each other, while this coffeeshop should be an open place for both Vietnamese and Japanese. Moreover, if our objective is to introduce traditional Japanese dishes to Vietnamese people, we had better make it closer to the customers. It might be little bit of a mixed culture, a little bit of freedom, and sudden inspirations, but it must deliver comfort, that is what I want to create.
That is the reason why we created a space, said Joe and Maiko – two of the customers, also our new Japanese friends whose major is also architecture, that we have totally succeeded in attracting every customer passing by. And they said every single detail we created like the wall made of wool, origami Koi fishes, cement and pine-wood painted black, all reminded of their hometown.
Anyway, it is the story of a few months after that, when the coffee shop has been turned into reality. But at the time Takayuki and I were discussing about what we wanted, he smiled and asked if I liked to try the Kakigori, which is gonna be the special dish of the shop, before signing the contract. I laughed and said, of course. We shook hands for the first time, in a spirit of friendliness and good will. That is exactly what I want to do for Kamakura. I want it to be open-ended, likes a story told by a Japanese friend…
-House on Tree-
• Năm: 2014
• Loại hình dự án: Công trình dịch vụ
Tôi thích Nhật Bản, thích cách họ nghĩ, cách họ sống, cách họ làm kiến trúc. Tôi thích cách những khái niệm được lược giản và cất giữ trong mọi thứ hiện hữu quanh người Nhật. Đó là một thế giới tinh thần trù phú và giàu ý nghĩa. Trong những thứ tưởng chừng đơn giản, là nhiều lớp suy nghĩ phức tạp và nghiêm cẩn.
Có những ngày tôi chỉ dành để xem và đọc về những công trình kiến trúc Nhật Bản, tìm cách bóc tách từng lớp một những ẩn ý sâu xa trong cách mà họ dựng xây những công trình.
May mắn của chúng tôi là được mời thực hiện dự án Kamakura ngay tại đất nước mình. Đó là một quán cafe của Nhật, bán những món ăn uống thuộc về văn hóa truyền thống Nhật và được điều hành bởi một người Nhật, người mà sau đó đã trở thành bạn của chúng tôi. Tôi còn nhớ cuộc gặp mặt đầu tiên giữa tôi và Takayuki, chủ quán, một anh chàng ốm, cao và hiền lành. Anh ta hỏi tôi, dĩ nhiên là bằng tiếng Nhật, qua phiên dịch, là tôi có biết gì về văn hóa Nhật không. Tôi trả lời rằng tôi nghiên cứu nhiều về lĩnh vực đó những năm gần đây, cả văn hóa lẫn kiến trúc. Takayuki lại hỏi là tôi có hứng thú với việc tạo ra một quán cafe thuần chất Nhật Bản không vì anh là người Nhật và anh có thể mang nhiều thứ từ Nhật sang Việt Nam hỗ trợ thiết kế của chúng tôi. Tôi suy nghĩ một lúc lâu mới trả lời. Tôi bảo là có và không.
Tôi bảo rằng tôi rất quan tâm, thực ra là khâm phục và kính trọng nền văn hóa của Nhật. Tôi thấy nó thật giàu và đẹp. Tôi nghĩ được làm việc với người Nhật là một kinh nghiệm mà có lẽ sẽ rất có ích cho chúng tôi. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng việc tạo ra một quán cafe thuần chất Nhật Bản ở Việt Nam không phải là một giải pháp cho riêng trường hợp này. Tôi nghĩ một nơi thân thiện và gần gũi, với những gợi nhắc nhỏ về Nhật Bản là đủ. Người Nhật có thói quen xích lại gần nhau, nhưng nơi này, nên là một không gian rộng mở dành cho cả người Việt lẫn người Nhật. Hơn nữa nếu mục đích của anh là muốn giới thiệu những món truyền thống của Nhật đến với người Việt, anh phải làm cho nó thật gần gũi. Một chút hòa trộn văn hóa, một chút tự do và ngẫu hứng, nhưng phải thật là dễ chịu đó là thứ tôi muốn làm.
Đó là lý do mà chúng tôi tạo ra một không gian mà theo lời Joe và Maiko, khách của quán, những người bạn Nhật mới và cùng làm kiến trúc như chúng tôi, họ bảo rằng chúng tôi đã rất thành công trong việc thu hút bất kỳ người khách nào dừng chân, không kể là người Nhật. Và họ nói rằng những chi tiết nhỏ chúng tôi làm, như bức tranh tường bằng chỉ, như những con cá Koi xếp theo kiểu origami, những thanh gỗ mỏng đan cài lên nhau, xi măng và gỗ thông sơn đen, tất cả đều gợi nhắc họ về quê hương..
Nhưng đó là câu chuyện của vài tháng sau đó, khi quán cafe nhỏ đã đi vào hoạt động. Còn lúc mà tôi nói với Takayuki về những điều mình muốn làm, anh mỉm cười và nói liệu tôi có muốn thử món đá bào của Nhật (kakigori), thứ sau này sẽ trở thành đặc sản của quán, trước khi ký hợp đồng không. Tôi cười và nói là dĩ nhiên. Chúng tôi bắt tay nhau lần đầu, gần gũi và thiện chí. Đó cũng chính là điều tôi muốn làm cho Kamakura, tôi muốn nó rộng mở, như một câu chuyện mà một người bạn Nhật Bản mang đến để kể cho chúng ta..
-House on Tree-
• Year: 2014
• Type of project: Hospitality Architecture
I love Japan, their mindset, their lifestyle, and their architecture. I love how all the notions are minimized and hidden in everything that exists around Japanese’s world. It is an expressive and vivid spiritual world. Behind things that seem to be simple are layers of complicated and respectful thinking.
There were days I only spent on reading about Japanese projects, finding ways to understand the layers of implications behind their construction.
It is our luck to be offered the chance to design the Kamakura project right on our country. It is a Japanese coffee shop where you can find foods and beverages in traditional Japanese culture which is run by a Japanese who became our friend later on. I still remember the time when I first met Takayuki, the owner, a tall, skinny and good-natured guy. He asked me, in Japanese, through his interpreter, if I knew anything about Japanese culture. I told him I had been studying about both Japanese culture and architecture recently. Then he suggested that if I was interested in creating a pure Japanese coffee shop, he could help to bring me the decorations from Japan to support our project. After being considered for a while, my answer was: yes and no.
I said I am really interested in his idea, sincerely I do respect Japanese culture. It is real rich and beautiful. I thought working with Japanese people would be a precious experience for our group. However, I also thought that creating a pure Japanese coffee shop might not be a good solution in this case. A friendly place with some reminders about Japan is more suitable. Japanese people prefer staying close to each other, while this coffeeshop should be an open place for both Vietnamese and Japanese. Moreover, if our objective is to introduce traditional Japanese dishes to Vietnamese people, we had better make it closer to the customers. It might be little bit of a mixed culture, a little bit of freedom, and sudden inspirations, but it must deliver comfort, that is what I want to create.
That is the reason why we created a space, said Joe and Maiko – two of the customers, also our new Japanese friends whose major is also architecture, that we have totally succeeded in attracting every customer passing by. And they said every single detail we created like the wall made of wool, origami Koi fishes, cement and pine-wood painted black, all reminded of their hometown.
Anyway, it is the story of a few months after that, when the coffee shop has been turned into reality. But at the time Takayuki and I were discussing about what we wanted, he smiled and asked if I liked to try the Kakigori, which is gonna be the special dish of the shop, before signing the contract. I laughed and said, of course. We shook hands for the first time, in a spirit of friendliness and good will. That is exactly what I want to do for Kamakura. I want it to be open-ended, likes a story told by a Japanese friend…
-House on Tree-
• Năm: 2014
• Loại hình dự án: Công trình dịch vụ
Tôi thích Nhật Bản, thích cách họ nghĩ, cách họ sống, cách họ làm kiến trúc. Tôi thích cách những khái niệm được lược giản và cất giữ trong mọi thứ hiện hữu quanh người Nhật. Đó là một thế giới tinh thần trù phú và giàu ý nghĩa. Trong những thứ tưởng chừng đơn giản, là nhiều lớp suy nghĩ phức tạp và nghiêm cẩn.
Có những ngày tôi chỉ dành để xem và đọc về những công trình kiến trúc Nhật Bản, tìm cách bóc tách từng lớp một những ẩn ý sâu xa trong cách mà họ dựng xây những công trình.
May mắn của chúng tôi là được mời thực hiện dự án Kamakura ngay tại đất nước mình. Đó là một quán cafe của Nhật, bán những món ăn uống thuộc về văn hóa truyền thống Nhật và được điều hành bởi một người Nhật, người mà sau đó đã trở thành bạn của chúng tôi. Tôi còn nhớ cuộc gặp mặt đầu tiên giữa tôi và Takayuki, chủ quán, một anh chàng ốm, cao và hiền lành. Anh ta hỏi tôi, dĩ nhiên là bằng tiếng Nhật, qua phiên dịch, là tôi có biết gì về văn hóa Nhật không. Tôi trả lời rằng tôi nghiên cứu nhiều về lĩnh vực đó những năm gần đây, cả văn hóa lẫn kiến trúc. Takayuki lại hỏi là tôi có hứng thú với việc tạo ra một quán cafe thuần chất Nhật Bản không vì anh là người Nhật và anh có thể mang nhiều thứ từ Nhật sang Việt Nam hỗ trợ thiết kế của chúng tôi. Tôi suy nghĩ một lúc lâu mới trả lời. Tôi bảo là có và không.
Tôi bảo rằng tôi rất quan tâm, thực ra là khâm phục và kính trọng nền văn hóa của Nhật. Tôi thấy nó thật giàu và đẹp. Tôi nghĩ được làm việc với người Nhật là một kinh nghiệm mà có lẽ sẽ rất có ích cho chúng tôi. Nhưng tôi cũng nghĩ rằng việc tạo ra một quán cafe thuần chất Nhật Bản ở Việt Nam không phải là một giải pháp cho riêng trường hợp này. Tôi nghĩ một nơi thân thiện và gần gũi, với những gợi nhắc nhỏ về Nhật Bản là đủ. Người Nhật có thói quen xích lại gần nhau, nhưng nơi này, nên là một không gian rộng mở dành cho cả người Việt lẫn người Nhật. Hơn nữa nếu mục đích của anh là muốn giới thiệu những món truyền thống của Nhật đến với người Việt, anh phải làm cho nó thật gần gũi. Một chút hòa trộn văn hóa, một chút tự do và ngẫu hứng, nhưng phải thật là dễ chịu đó là thứ tôi muốn làm.
Đó là lý do mà chúng tôi tạo ra một không gian mà theo lời Joe và Maiko, khách của quán, những người bạn Nhật mới và cùng làm kiến trúc như chúng tôi, họ bảo rằng chúng tôi đã rất thành công trong việc thu hút bất kỳ người khách nào dừng chân, không kể là người Nhật. Và họ nói rằng những chi tiết nhỏ chúng tôi làm, như bức tranh tường bằng chỉ, như những con cá Koi xếp theo kiểu origami, những thanh gỗ mỏng đan cài lên nhau, xi măng và gỗ thông sơn đen, tất cả đều gợi nhắc họ về quê hương..
Nhưng đó là câu chuyện của vài tháng sau đó, khi quán cafe nhỏ đã đi vào hoạt động. Còn lúc mà tôi nói với Takayuki về những điều mình muốn làm, anh mỉm cười và nói liệu tôi có muốn thử món đá bào của Nhật (kakigori), thứ sau này sẽ trở thành đặc sản của quán, trước khi ký hợp đồng không. Tôi cười và nói là dĩ nhiên. Chúng tôi bắt tay nhau lần đầu, gần gũi và thiện chí. Đó cũng chính là điều tôi muốn làm cho Kamakura, tôi muốn nó rộng mở, như một câu chuyện mà một người bạn Nhật Bản mang đến để kể cho chúng ta..
-House on Tree-
• Year: 2014
• Type of project: Hospitality Architecture
I love Japan, their mindset, their lifestyle, and their architecture. I love how all the notions are minimized and hidden in everything that exists around Japanese’s world. It is an expressive and vivid spiritual world. Behind things that seem to be simple are layers of complicated and respectful thinking.
There were days I only spent on reading about Japanese projects, finding ways to understand the layers of implications behind their construction.
It is our luck to be offered the chance to design the Kamakura project right on our country. It is a Japanese coffee shop where you can find foods and beverages in traditional Japanese culture which is run by a Japanese who became our friend later on. I still remember the time when I first met Takayuki, the owner, a tall, skinny and good-natured guy. He asked me, in Japanese, through his interpreter, if I knew anything about Japanese culture. I told him I had been studying about both Japanese culture and architecture recently. Then he suggested that if I was interested in creating a pure Japanese coffee shop, he could help to bring me the decorations from Japan to support our project. After being considered for a while, my answer was: yes and no.
I said I am really interested in his idea, sincerely I do respect Japanese culture. It is real rich and beautiful. I thought working with Japanese people would be a precious experience for our group. However, I also thought that creating a pure Japanese coffee shop might not be a good solution in this case. A friendly place with some reminders about Japan is more suitable. Japanese people prefer staying close to each other, while this coffeeshop should be an open place for both Vietnamese and Japanese. Moreover, if our objective is to introduce traditional Japanese dishes to Vietnamese people, we had better make it closer to the customers. It might be little bit of a mixed culture, a little bit of freedom, and sudden inspirations, but it must deliver comfort, that is what I want to create.
That is the reason why we created a space, said Joe and Maiko – two of the customers, also our new Japanese friends whose major is also architecture, that we have totally succeeded in attracting every customer passing by. And they said every single detail we created like the wall made of wool, origami Koi fishes, cement and pine-wood painted black, all reminded of their hometown.
Anyway, it is the story of a few months after that, when the coffee shop has been turned into reality. But at the time Takayuki and I were discussing about what we wanted, he smiled and asked if I liked to try the Kakigori, which is gonna be the special dish of the shop, before signing the contract. I laughed and said, of course. We shook hands for the first time, in a spirit of friendliness and good will. That is exactly what I want to do for Kamakura. I want it to be open-ended, likes a story told by a Japanese friend…
-House on Tree-